Skip to content

Suối Nguồn (the FountainHead) là một tiểu thuyết được bình chọn là hay nhất mọi thời đại.Sẽ có nhiều điều để nói về tiểu thuyết này nhưng cá nhân tôi tởm lợm tất cả các thể loại bình phẩm về văn chương nói chung. Tôi để ra đây một số câu trích hay của tác phẩm và những ai thấy thích có thể tìm sách để đọc. Một ngày nào đó, tôi có thể sẽ viết về Suối Nguồn, nhưng đó là những gì tôi học được sau khi đọc quyển sách chứ không phải về quyển sách.

 

Mọi sự cô đơn đều là một đỉnh cao

“Các quy tắc ư?” Roark nói. “Quy tắc của em là thế này: những cái có thể làm với chất liệu này thì không được làm với chất liệu khác. Không có hai chất liệu nào giống hệt nhau. Không có hai địa điểm nào trên trái đất này giống hệt nhau. Không có hai tòa nhà nào có cùng mục đích như nhau. Mà mục đích, địa điểm, nguyên liệu lại quyết định hình khối. Một tòa nhà không thể hợp lý hoặc đẹp đẽ trừ khi nó được thiết kế từ một ý tưởng xuyên suốt; và ý tưởng đó sẽ chi phối mọi chi tiết. Một tòa nhà là một thực thể sống, giống như một con người. Đức hạnh của một tòa nhà là phải tuân thủ những nguyên lý của chính nó, tuân thủ triết lý xuyên suốt của nó, và phải phục vụ mục đích của chính nó. Một con người không vay mượn các bộ phận cơ thể anh ta. Một tòa nhà không vay mượn những mảng miếng linh hồn của nó. Người xây ngôi nhà phải cho nó một linh hồn và phải cho làm mọi bức tường, cửa sổ và cầu thang thể hiện được cái linh hồn ấy.”

 


Mọi cấu trúc đều có mục đích riêng của nó. Mỗi con người tự tạo ý nghĩa, phong cách và mục đích cuộc sống của anh ta. Tại sao lại quan trọng hóa những cái mà người khác đã làm? Tại sao một thứ lại trở nên thiêng liêng chỉ bởi vì nó không phải do ta nghĩ ra? Tại sao bất kỳ người nào và tất cả mọi người đều đúng – miễn nó không phải là ý tưởng của bản thân ta? Tại sao số lượng người lại có thể thay thế cho nội dung của chân lý? Tại sao chân lý được xác định chỉ hoàn toàn bằng các phép tính số học – và chỉ bằng cách bổ sung thêm vào nó? Tại sao mọi thứ bị bóp nặn để phù hợp với những thứ khác? Phải có lý do nào đó chứ? Em không biết. Em chưa bao giờ biết. Em muốn hiểu rõ điều này.

 


Em chẳng kế thừa cái gì cả. Em không đứng ở điểm cuối của bất cứ truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống.

 


Quyền đầu tiên của con người trên trái đất này là quyền có cái tôi. Bổn phận đầu tiên của một con người là bổn phận với chính mình.

 


Tôi chỉ là tác nhân bên ngoài. Nguyên nhân là ở bên trong anh ta. Nếu sét đánh vào một cái cây mục nát và nó ngã gục thì đó không phải lỗi của sét.

 


Anh có thể lý luận tốt hơn tôi về chuyện vì sao họ nên thuê anh. Nhưng họ sẽ không nghe anh và họ sẽ nghe tôi. Bởi vì tôi là người môi giới. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm không phải là một đường thẳng mà là một người môi giới. Và càng nhiều môi giới thì càng ngắn. Đấy chính là tâm lý học pretzel.

 


Nếu muốn nói câu ‘Tôi yêu em’ thì phải nói từ ‘Tôi’ trước đã…

 


Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo. Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh – những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công

 


Tôi nghĩ rằng điều xấu xa lớn nhất trên trái đất này chính là việc đặt mối quan tâm cơ bản của mình vào người khác. Tôi đã luôn đòi hỏi những người tôi thích phải có 1 phầm chất nhất định. Tôi đã luôn nhận ra nó ngay lập tức – và đó là phẩm chất duy nhất tôi trân trọng ở con người. Tôi chọn bạn bè theo cách đó. và bây giờ tôi đã biết đó là cái gì. Một cái tôi tự thoả mãn. tất cả những thứ khác đều không quan trọng.

 


Loài lợn là biểu tượng của tinh thần bác ái bởi vì cái giống ăn tạp ấy chấp nhận mọi thứ. Thực ra, những kẻ yêu thương tất cả mọi người và luôn cảm thấy chỗ nào cũng là nhà mới chính là kẻ thực sự căm ghét mọi người. Hắn không trông đợi điều gì từ con người, nên không có sự suy đồi nào có thể làm cho hắn giận dữ

 


Tôi muốn nói rằng, cái làm cho con người ta không hạnh phúc không phải là quá ít mà là quá nhiều lựa chọn

 


Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.

 


Mọi sự cô đơn đều là một đỉnh cao.

 


“Thứ tồi tệ nhất về những kẻ không trung thực là quan niệm của họ về sự trung thực.” ông nói. “Tôi biết một người phụ nữ chưa bao giờ tin được điều gì lâu quá ba ngày, nhưng khi tôi nói với bà ta rằng bà ta chẳng hề có sự chính trực, bà ta mím chặt môi và nói rằng quan niệm về sự chính trực của bà ta khác với của tôi; có vẻ như bà ta chưa bao giờ lấy trộm tiền. Chà, người như bà ta không bao giờ gặp nguy hiểm với tôi. Tôi không căm ghét bà ta. Tôi căm ghét cái khái niệm không hề tồn tại mà bà ta say mê một cách cuồng nhiệt, Dominique ạ.”

 

Share on:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on google
0 0 đánh giá
Article Rating
Đăng ký
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

WELCOME

PHAN LUÂN

“Tôi cho rằng đa số mọi người không thật sự sống, họ chỉ cố gắng tồn tại thôi. Dám sống là điều khó nhất. Tôi chỉ thấy điều đó trong ánh mắt của những người kiên quyết đến cùng với lí tưởng của chính họ mà thôi.”

SOCIAL MEDIA

Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on google

NHẬN TIN QUA EMAIL


NHẬN TIN QUA EMAIL

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x